Monday, February 1, 2010

Đất cố đô có “vua”

Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.

Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!

Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!

Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật… khó hiểu!).

Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.

Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?

Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?

Báo Lao Động

Bí thư Hồ Xuân Mãn: “Nguy cơ của Đảng cầm quyền là xa dân”

Được tuyên dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế Hồ Xuân Mãn cho rằng đã là đảng viên thì phải thường xuyên học tập, làm theo tấm gương của Bác, “dù có hay không có cuộc vận động”.

Học Bác không cần phong trào

Là một trong ba bí thư tỉnh ủy của cả nước được tuyên dương lần này, ông có thể chia sẻ đã học Bác ở điều gì?

Tôi học Bác phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người lãnh đạo phải dũng cảm đi đầu.

Làm theo tấm gương của Bác qua công việc của mình, tận tụy với công việc, bản thân tôi phải cố gắng làm sao để lãnh đạo tỉnh nhà phát triển, đó là học tập và làm theo tấm gương Bác một cách cụ thể nhất.

Thực ra, những điều Bác dạy rất mộc mạc, rất dân dã nhưng cái khó nhất hiện nay như Bác nói, tất cả làm thế nào đó để sau chiến tranh phải xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, đó là cái khó.

Đất nước chúng ta vẫn còn nghèo, phải đổi mới để tiến nhanh hơn nữa.

Ông nghĩ sao về chủ đề năm nay của cuộc vận động là xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, “Đảng là đạo đức, là văn minh”?

Tôi nghĩ đơn giản rằng đạo đức và văn minh là Đảng viên phải luôn gương mẫu đi trước, chống cho được suy thoái trong Đảng, ngày càng nâng cao sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển mạnh giàu.

Mỗi đảng viên không rèn luyện, không có ý thức cảnh giác thì đồng tiền sẽ làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta.

Cuộc vận động chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định.

Trách nhiệm của Đảng, theo tôi, là phải làm cho đảng viên nhận thức được rằng nếu không có cuộc vận động thì cũng phải làm tốt.

Tôi cũng nghĩ muốn việc “làm theo” gương Bác lan tỏa trong xã hội thì người đảng viên, cán bộ chủ chốt phải gương mẫu đi trước, làm trước, như thế thì nhân dân mới tin và theo Đảng.

“Dĩ hòa vi quý” với cái xấu

Ông là người đề xuất “5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên”, trong đó có yêu cầu phải gần dân, hiểu dân, học dân, tôn trọng nhân dân. Vì sao ông đưa ra đề xuất đó?

Tôi luôn nghĩ rằng nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân.

Bác Hồ từng ví nếu Đảng mà không có dân thì cũng như cây không có gốc. Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ không thể tồn tại.

Cán bộ phải lấy dân làm gốc, trong 11 năm chiến đấu ở chiến trường, nhất là sau năm 1968, thường xuyên tôi ở đồng bằng, sống trong hầm bí mật, được nhân dân đùm bọc. Nếu không được sự che chở của dân thì không có ngày hôm nay.

Tâm nguyện của tôi bây giờ là làm việc thật tốt để xứng đáng với bao đồng chí, đồng đội đã ngã xuống, xứng đáng với sự chăm sóc của nhân dân, của tổ chức.

Hơn nữa, lương của đảng viên chúng ta hiện nay cũng là từ tiền thuế của người dân cả mà.

Nếu tổ chức Đảng không mạnh, không dám đấu tranh với cái xấu, không vì lợi ích chung thì đảng viên chúng ta rất dễ có thái độ dĩ hòa vi quý với cái xấu.

Đặc biệt khi đại hội Đảng đến gần, nếu đồng chí nào không hành động, co mình lại, sợ va chạm thì không chỉ là “dĩ hòa vi quý” mà còn “nín thở qua sông”.

Chưa điều tra ra ai hối lộ 3.000 USD

Phát biểu ở Hội nghị, ông có nhắc đến sự việc từng trả lại 3.000 USD tiền hối lộ?

Hôm đó tôi đi công tác về, vợ tôi đưa một tập tài liệu, trong đó có một phong bì, tôi tưởng là đơn thư, mở ra thì thấy có 3.000 USD.

Sáng hôm sau đến cơ quan tôi phải mời Thường vụ, mời công an đến và giao cho công an điều tra. Số tiền đó tôi quyết định sung vào công quỹ để xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc.

Tuy nhiên, đến nay, công an vẫn chưa tìm ra đối tượng hối lộ.

No comments:

Post a Comment