Monday, January 25, 2010

“Tự do – Dũng cảm là chính bản thân mình”

"Tự do - trong bản thân nó không có nghĩa, chừng nào nó còn chưa là tự do vì cái gì đó... Tự do chỉ cung cấp cơ hội cho bạn, tự nó không phải là mục đích."

Tên thật của Osho là Rajneesh Chandra Mohan Jain (ông còn được biết đến với cái tên Bhagwan Shree Rajneesh). Chữ "Osho", một danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là "đạo sư" của một dòng Thiền.

Với hàng trăm tác phẩm, hàng ngàn bài giảng để lại, Osho là bậc thầy mang tầm ảnh hướng trong toàn bộ nền triết học phương Đông.

Những tác phẩm của ông có sức hút mãnh liệt với người đọc. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần. Nhưng người ta vẫn tiếp tục tranh cãi không ngớt về nó.

Osho bị/được coi như là một kẻ "nổi loạn". Rất ít người đi đến được sự đồng cảm với ông. Nhưng dù có phát cáu lên vì lối lập luận "bất chấp lẽ thường" của vị luận sư này, người ta vẫn cứ tiếp tục tìm đọc, vì một lẽ gì đó rất hợp lý.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu tới bạn đọc cuốn "Tự do - Dũng cảm là bản thân mình" của Osho, do Ngô Trung Việt dịch.

Tự do tuyệt đối

"Tự do thực sự mang tính tâm linh"


Osho phân tích về tự do với ba chiều kích: chiều vật lí, chiều tâm lí, và cuối cùng là cái tự do tối thượng - tự do tâm linh.

"Bạn gọi tự do là gì? Phần lớn đều là chính trị, kinh tế, tự do bên ngoài, cái không ở trong tay bạn, cái đã được trao cho bạn. Nó có thể bị lấy đi. Chỉ cái đã lớn lên bên trong bạn mới không thể lấy đi khỏi bạn được.

Tự do thực sự không mang tính chính trị, kinh tế, xã hội; tự do thực sự mang tính tâm linh."

Ba dạng thức của tự do được mô tả: "Tự do với, thoát khỏi những ràng buộc về quốc tịch, nhà thờ, đảng phát, giống nòi, ý thức hệ. Khi đạt tới tự do này, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng, và sung sướng. Và lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy bắt đầu hân hoan trong tính cá nhân riêng của mình.

Câu hỏi tiếp theo là: "Tự do vì cái gì? Tự do trong bản thân nó không có nghĩa, chừng nào nó còn chưa là tự do vì cái gì đó, cái gì đó sáng tạo."

Nhưng rồi như thế chưa đủ.

"Bạn cần hoặc là tạo ra cái gì đó, hoặc đem tiềm năng của mình vào thực tại hoặc đi vào bên trong để tìm ra bản thân mình. Bạn cần làm cái gì đó với tự do của mình. Tự do chỉ cung cấp cơ hội cho bạn, tự nó không phải là mục đích."

Đây mới là điều tận cùng của tư tưởng Osho về tự do.

Tình yêu

Một luận điểm căn bản trong tư tưởng của Osho là tôn trọng sự thiêng liêng của mỗi người, mỗi sự vật. Tất cả đều có sẵn Thượng đế bên trong. Tất cả đều là Thượng đế.

Ông viết: "Không một người nào được sinh ra trong thế giới mà không có khả năng nào đó làm cho người đó tự hào, người không thai nghén cái gì đó để tạo ra, để cho sinh thành cái gì đó mới và đẹp, để làm cho sự tồn tại giàu có hơn. Không một người nào đã tới thế giới này mà trống rỗng."

Trên cơ sở đó, mọi cá thể đều cần được tôn trọng tuyệt đối, để họ được chính là bản thân mình.

"Tình yêu đích thực chỉ khi nó cho tự do. Hãy để điều này là tiêu chuẩn. Tình yêu là đúng chỉ khi nó không can thiệp vào tình riêng tư của người khác.

Nhưng những người yêu mà bạn thấy trên khắp thế giới, toàn thể nỗ lực của họ là ở chỗ không cái gì được phép riêng tư... Họ sợ tính cá nhân, họ phá hủy tính cá nhân của nhau và họ hi vọng rằng bằng việc phá hủy lẫn nhau, cuộc sống của họ sẽ trở thành sự mãn nguyện.

Họ đơn giản trở nên ngày một khổ sở hơn."

Cha mẹ chỉ là người giúp đỡ cho con cái tự do

Luận sư Osho

Ông cũng có thái độ rất thẳng thẳn trong mối quan hệ giữa người sinh ra và người được sinh ra. Đó không thể là ràng buộc để người này phải chấp thuận các ý chí áp đặt của người khác.

Osho nói một cách rất rành mạch để cởi bở những nút thắt về sự hàm ơn và quyền hành trong mối quan hệ cha mẹ - con cái:

Phải có lòng dũng cảm và tình yêu mênh mông trong người cha, người mẹ, để nói với con cái: "Con cần tự do với chúng ta. Đừng vâng lời chúng ta, hay tùy thuộc vào sự thông minh riêng của con. Cho dù con có đi lạc lối, điều đó tốt hơn nhiều vẫn còn là nô lệ và bao giờ cũng đúng. Tốt hơn cả là hãy phạm sai lầm theo cách riêng của mình và học tư chúng, thay vì tuân theo ai đó khác và không phạm sai lầm, bởi vì thế thì con sẽ không bao giờ học được cái gì ngoại trừ việc đi theo - đó là chất độc, chất độc thuần khiết."

"Công việc của người cha hay người mẹ là lớn lao, bởi vì họ đang đem một vị khách mới vào thế giới - người còn chưa biết gì, nhưng người đem tiềm năng nào đó. Không cha mẹ nào thích nghĩ về con cái mình vẫn còn bất hạnh, họ muốn chúng được hạnh phúc. Vấn đề là cách nghĩ thông thường của họ là sai. Họ nghĩ nếu đứa con trở thành bác sĩ, giáo sư, kĩ sư, hay nhà khóa học, thế thì chúng sẽ hạnh phúc. Chúng lại không hạnh phúc!"

"Con cái chỉ có thể hạnh phúc nếu chúng trở thành điều chúng đã tới đây để trở thành. Chúng chỉ có thể trở thành hạt mầm mà chúng mang bên trong mình.

...Nỗi sợ của cha mẹ là con cái họ có thể đi theo hướng họ không thích - nhưng đó là vấn đề của bạn. Con cái bạn không được sinh ra để tuân theo cái thích hay không thích của bạn. Chúng phải sống cuộc sống của riêng chúng và bạn phải hân hoan rằng chúng đang làm như vậy - bất kì cái gì cuộc sống đang là."

No comments:

Post a Comment